Lập vi bằng xác nhận tài sản trước khi kết hôn

Lập vi bằng xác nhận tài sản trước khi kết hôn

Lập vi bằng xác nhận tài sản trước khi kết hôn

Việc tranh chấp tài sản trong hôn nhân là vấn đề xảy ra phổ biến hiện nay. Để tránh tình trạng này, các cặp đôi thường thỏa thuận tài sản trước hôn nhân bằng cách lập vi bằng. Trong bài viết này, thừa phát lại 24h.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về “Lập vi bằng Xác nhận tài sản trước khi kết hôn” theo quy định pháp luật hiện hành.

Căn cứ pháp lý

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

Trên thực tế, vi bằng được chia làm 2 lại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng. Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi được lập trong một số tình huống như: Hành vi giao nhận tiền, tài sản; Hành vi giao hàng kém chất lượng; hành vi đưa tin vu không; Hành vi từ chối thực hiện công việc mà người đó có nghĩa vụ phải thực hiện…..

Vi bằng ghi nhận hiện trạng có thể lập khi các bên kết hôn, ly hôn hoặc trong trường hợp ghi nhận di sản thừa kế; Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình…

Vi bằng phải do chính Thừa phát lại lập bằng văn bản. Để đáp ứng điều kiện này, khi tiến hành lập vi bằng theo yêu cầu của khác hàng, Thừa phát lại phải tự mình chứng kiến và ghi lại các thông tin cần thiết cho việc lập vi bằng điều này giúp đảm tính khách quan, trung thực. Trên thực tế, có nhiều trường hợp Thừa phát lại không có mặt trực tiếp để thực hiện các công việc khiến cho vi bằng không đáp ứng tính khách quan, trung thực, ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.

Do đó, quy định pháp luật mới nhất có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 không còn trực tiếp ghi nhận việc thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện. Hiện nay, quy định mới bắt buộc Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập.

Vi bằng có giá trị như thế nào?

Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

  • Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
  • Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận các sự kiện có thật, đã được diễn ra chứ không có ý nghĩa đảm bảo cho các giao dịch.vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Tại sao nên lập vi bằng xác nhận tài sản trước khi kết hôn?

Tại Khoản 1, Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau: “Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ chồng”. Như vậy, tài sản trước khi kết hôn của vợ, chồng sẽ được coi là tài sản riêng nếu không có thỏa thuận khác.

Với các tài sản đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu như bất động sản, xe ô tô, xe mô tô… có thể căn cứ vào ngày xác lập tài sản (ngày, tháng, năm ghi trên giấy chứng nhận) để xác định tài sản hình thành trước hôn nhân. Tuy nhiên với một số loại tài sản khác như tiền, vàng, kim khí, đá quý… thì việc xác định thời gian sở hữu trước hay sau hôn nhân sẽ khó khăn hơn. Do vậy để tránh những tranh chấp phát sinh trong tương lai, nhiều gia đình lựa chọn lập vi bằng xác nhận tài sản của mình trước khi kết hôn.

Thừa phát lại sẽ ghi nhận lại sự kiện, hành vi các bên tiến hành xác nhận tài sản, thỏa thuận do các bên tự lập. Các bên sẽ tự chịu trách nhiệm với những hành vi, thỏa thuận của mình. Nhiệm vụ của thừa phát lại là ghi nhận lại trung thực, khách quan quá trình diễn ra sự việc xác nhận tài sản. Thừa phát lại sẽ không có nhiệm vụ chứng nhận hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký.

LIÊN HỆ

Địa chỉ : Số 30 Trần Quốc Hoàn, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội

Hotline : 0913 047 089 - 0981 336 138

Website : www.thuaphatlai24h.com.vn

0913 947 089